Website là gì?

Internet bùng nổ, kéo theo sự phát triển các nền tảng số hóa giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Cũng từ đây, website được tạo ra, được biết đến như một ngôi nhà chứa các thông tin, tiện ích, các dịch vụ bán hàng của doanh nghiệp. Vậy website là gì? Tại sao mỗi cá nhân chúng ta ít nhất phải sở hữu một website riêng? Cùng HOVER giải đáp tất tần tật mọi thông tin về website bạn nhé!

I. Website là gì? Tổng quan về khái niệm liên quan đến website

1.1. Website là gì?

  • Trước khi đi vào những thông tin kỹ thuật, cũng như đi sâu về chuyên môn bạn cần hiểu được khái niệm Website là gì? Website là một tài nguyên trực tuyến trên Internet, bao gồm các trang web liên kết với nhau bằng các liên kết siêu văn bản.
  • Mỗi trang web có thể chứa nhiều loại nội dung, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, đồ họa và các tài liệu khác. Website được tạo ra bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình web như HTML, CSS, JavaScript hay ngôn ngữ Ruby on Rails,…
  • Mặc dù website được tạo bởi đa dạng ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên điểm chung chính là đều được chứa trong các máy chủ web để có thể truy cập khi người dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm như: Google Chrome, Firefox, Safari hay Microsoft Edge.
  • Mỗi website sẽ nằm trong một tên miền (tức là Domain name) hoặc sẽ nằm trong một tên miền phụ (Subdomain) trên Word Wide Web của Internet.

1.2. Trang web là gì?

1.3. Trang thông tin điện tử là gì?

Theo thông tư Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP khái niệm của trang thông tin điện tử cụ thể như sau “Trang thông tin điện tử (Website) là hệ thống  tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng trên internet”.

1.4. Quản trị website là gì?

Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm website là gì? Chúng ta sẽ đến với khái niệm “Quản trị website”, bởi vì tất cả các website của doanh nghiệp tạo ra đều cần được quản lý nhằm đảm bảo được quá trình vận hành thật tốt.

Quản trị website không còn là một thuật ngữ quá mới mẻ, đây là quá trình quản lý và duy trì các công việc trên web đảm bảo website vận hành hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu của người dùng hoặc nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, thực hiện hành vi mua sản phẩm nhanh chóng và thành công. Cụ thể, nhiệm vụ của quản trị viên Website sẽ bao gồm những công việc như sau:

1.5. Website Responsive là gì?

  • Tất cả các website cá nhân hay website doanh nghiệp đều cần đến “Website Responsive”. Website Responsive hay (Responsive Web Design) bạn có thể hiểu rằng đây là khái niệm của công việc liên quan đến thiết kế website.
  • Tất cả các website cá nhân hay website doanh nghiệp đều cần đến “Website Responsive” vì mục tiêu chính của nó là “Cải thiện trải nghiệm của người dùng”.
  • Cụ thể hơn, Website Responsive là một khái niệm trong thiết kế web để tạo ra trang web có thể thích nghi với các thiết bịkích thước màn hình khác nhau.
  • Khi một trang web được thiết kế để trở nên Responsive, nó sẽ tự động điều chỉnh và tối ưu hóa nội dung của mình cho phù hợp với màn hình của từng thiết bị đang truy cập.
  • Điều này giúp cho người dùng có thể truy cập trang web một cách dễ dàng và thuận tiện hơn trên các thiết bị khác nhau, bao gồm desktop, laptop, tablet và điện thoại di động.

1.6. Website URL là gì?

  • URL được viết tắt từ cụm “Uniform Resource Locator” có nghĩa là “Trình định danh tài nguyên thống nhất”. Website URL bạn có thể hiểu đây là một đường dẫn liên kết về website của công ty, tham chiếu với các tài nguyên của các nền tảng trên mạng Internet.
  • URL là địa chỉ định danh duy nhất của một trang web trên Internet. URL được sử dụng để chỉ định vị trí của một tài nguyên trên mạng, bao gồm các trang web, hình ảnh, tài liệu văn bản, video và các tài nguyên khác.
  • Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy URL của một trang web bất kỳ ngay phía bên trên của trang, nằm trong một thanh địa chỉ. Đặc biệt, Website URL còn được xem là một đoạn text có thể đọc được thay cho địa chỉ IP mà máy tính dùng để liên hệ đến các Server.

1.7. Cập nhập Website là gì?

Bạn biết đấy, xã hội không ngừng vận động, mỗi ngày trên Thế Giới đều sẽ có những tin tức mới, kiến thức mới mà có thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng đang có nhu cầu được tìm hiểu và quan tâm đến những tin tức này.

Vì vậy, website của doanh nghiệp cũng cần được cập nhật những hoạt động mới, bổ sung thông tin cần thiết sao cho phù hợp và thích nghi với xu hướng, với thời đại. Các hoạt động cập nhập website bao gồm:

  • Cập nhật nội dung bài viết, sửa bài, thêm nội dung mới.
  • Cập nhật thiết kế mới, tối ưu thiết kế website thân thiện với người dùng, nâng cao trải nghiệm.
  • Cập nhật tính năng mới đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu đặt mua sản phẩm, dịch vụ trên website,…
  • Cập nhật SEO: Thực hiện các hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đảm bảo rằng trang web của bạn luôn được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing.

II. Lịch sử hình thành của website

Vào năm 1990, nhà vật lý người Anh tại CERN, Tim Berners-Lee, đã phát minh ra World Wide Web (WWW). Vào ngày 30/4/1993, CERN đã thông báo rằng World Wide Web sẽ được cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai đóng góp vào sự phát triển của trang Web.

Trước khi giao thức HTTP được phát triển, có nhiều giao thức khác được sử dụng để truy cập các tài nguyên trên mạng, bao gồm giao thức truyền tải và giao thức gopher.

Những giao thức này cung cấp cấu trúc giống như một thư mục đơn giản để giúp người dùng điều hướng và lựa chọn tệp tải xuống từ máy chủ.

Thông thường, các tài liệu được trình bày dưới dạng văn bản thuần túy và không có định dạng hoặc mã hóa đặc biệt. Tuy nhiên, với sự phát triển của HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets), các trang web có thể được trình bày đẹp mắt hơn và có định dạng và mã hóa đặc biệt để hiển thị đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh và các phương tiện khác.

  • HTML là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo ra các trang web và CSS được sử dụng để điều chỉnh kiểu dáng và bố cục của các phần tử trên trang web.
  • Với sự phát triển của HTML và CSS, các trang web ngày nay có thể được trình bày đẹp mắt, chuyên nghiệp và có thể tương tác với người dùng.

Tính đến thời điểm hiện tại Website đã trở thành một nền tảng quan trọng của các doanh nghiệp. Nền tảng được sử dụng trong mục đích truyền thông, thương mại điện tử, giáo dục, giải trí và nhiều mục đích khác. Mỗi ngày có hàng triệu trang web được tạo ra và hoạt động trên toàn cầu.

III. Cấu tạo và cách hoạt động của website

Như đã đề cập về khái niệm của website là gì ở nội dung phía trên, VinaHost sẽ chia sẻ chi tiết hơn về cấu tạo cũng như cách hoạt động của website cụ thể như sau:

Tuy nhiên, để hoạt động được thì phải đảm bảo điều kiện về đường truyền Internet, tức là máy tính trạm đang được kết nối mạng Internet. Dễ hiểu hơn, thì bài viết mà bạn đang đọc chính là một trang page, trang page này nằm trong website của doanh nghiệp HOVER chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế website, domain, hosting doanh nghiệp SSD,..cho website của bạn.

Để có thể truy cập vào website của công ty VinaHost máy tính của bạn cần được kết nối Internet, bạn phải truy cập thông qua trình duyệt như Google chrome, Cốc Cốc, Safari,..Thông tin chi tiết hơn về cách hoạt động của website cần phải có đủ các thành phần chính sau đây:

IV. Giao diện website gồm các thành phần nào?

Trước khi bắt đầu vào xây dựng website riêng cho cá nhân hay cho doanh nghiệp, bạn cũng cần phải biết đến tổng quan giao diện của website sẽ gồm có những thành phần nào, mỗi thành phần sẽ có nhiệm vụ cụ thể gì? VinaHost sẽ cập nhật chi tiết để quý bạn đọc tham khảo như sau:

4.1. Header

  • Header trong website là một phần quan trọng của giao diện người dùng và được đặt ở đầu trang web. Header thường bao gồm các thành phần như logo, thanh menu, liên kết đăng nhập hoặc đăng ký, biểu tượng tìm kiếm và các thông tin liên hệ khác.
  • Header thường được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các trang web, tìm kiếm thông tin và tương tác với trang web.

4.2. Slider/Carousel

Slider/Carousel là một thành phần trong thiết kế trang web, cho phép trình chiếu các hình ảnh, video hoặc nội dung khác trên trang web một cách tự động hoặc bằng cách tương tác của người dùng.

Slider/Carousel thường được đặt ở vị trí đầu trang web hoặc trên các trang chủ của trang web để thu hút sự chú ý của khách truy cập và giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ của trang web.

Slider/Carousel thường bao gồm các thành phần sau:

  • Hình ảnh hoặc video: Các hình ảnh hoặc video được sử dụng để trình chiếu trên Slider/Carousel, thường liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của trang web.
  • Thanh điều hướng: Thanh điều hướng được đặt ở dưới Slider/Carousel để người dùng có thể chuyển đổi giữa các hình ảnh hoặc video và xem thông tin chi tiết.
  • Nội dung: Nội dung bổ sung có thể được đưa vào Slider/Carousel để cung cấp thông tin thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ.

4.3. Content Area

Content Area là một phần rất quan trọng của website, đây là phần nội dung chính giúp cung cấp các thông tin cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp những thông tin hữu ích, cập nhật kiến thức mới,..sẽ giúp khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn, website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn, khả năng tăng thứ hạng trên Google cao hơn đấy!

Nội dung trên website sẽ được hiển thị ở nhiều hình thức khác nhau: Văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh, Video,…

Để hiểu được nội dung website sẽ bao gồm những phần như nào, HOVER sẽ tổng hợp chi tiết như sau để bạn tham khảo nhé!

4.4. Sidebar

Khi bạn truy cập vào website sẽ thấy ngay mục Sidebar được hiển thị ở ngay bên cạnh các thành phần chính. Vị trí của Sidebar sẽ tùy và mục đích của trang web, có thể sẽ nằm ngay giao diện bên trái hoặc bên phải, trên header hoặc footer.

4.5. Footer

Khi truy cập vào trang web bất kỳ, bạn kéo xuống chân trang nằm dưới cùng sẽ thấy hiển thị những thông tin liên quan đến doanh nghiệp: trụ sở hoạt động, hotline, email, thông tin bản quyền và các liên kết trang social như Facebook, Instagram, Youtube,…

V. Những trang quan trọng bắt buộc có trong website

Tùy vào mục đích hoạt động của website là gì mà doanh nghiệp sẽ có cấu tạo riêng, tuy nhiên những trang quan trong bắt buộc phải có sẽ gồm 5 trang quan trọng như sau:

  • Trang chủ: Có thể hiểu rằng đây chính là bộ mặt của doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến. Trang chủ của website sẽ thể hiện những thông tin tinh túy nhất của công ty và có thể bao gồm những liên kết đến các trang quan trọng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ để kích thích sự quan tâm của khách hàng.
  • Trang giới thiệu và liên hệ: Đây là trang thông tin chi tiết về doanh nghiệp, kèm theo đó là thông tin liên hệ, lời kêu gọi khách hàng liên hệ ngay để được tư vấn, giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Trang bán hàng: Đây là trang cập nhật đầy đủ các danh mục sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang phân phối, tại đây mỗi sản phẩm sẽ được miêu tả chi tiết về công dụng, màu sắc cụ thể nhằm kêu gọi hành động bỏ vào giỏ hàng và quyết định hành vi mua hàng của khách.
  • Trang thiên về nội dung: Đây là trang nhất định không thể thiểu trong website, đây là phần mà người quản trị web cần phải cập nhật nội dung liên tục. Doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật bài viết mới xoay quanh sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh, tin tức thị trường có liên quan đến khách hàng có thể hiểu sâu hơn về sản phẩm từ đó ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
  • Trang liên quan đến quy định pháp lý: Đây được xem là nhóm trang phụ nhưng lại là yếu tố quan trọng vì khẳng định được những yếu tố pháp lý, mức độ uy tín của website. Nội dung trong trang sẽ gồm những điều khoản sử dụng, các chính sách thanh toán mua hàng hay chính sách riêng tư,…

VI. Tổng hợp những loại website phổ biến hiện nay

6.1. Dựa trên đối tượng sử dụng

Website dựa trên đối tượng sẽ được chia thành 4 loại:

6.2. Dựa trên cấu trúc của website

Phân loại cấu trúc website sẽ chia thành 2 phần chính:

♦ Website tĩnh là gì?

Web tĩnh là các dạng website sử dụng những đoạn mã HTML, CSS, Audio, mã video hay hình ảnh,…để thiết kế được giao diện website. Các đoạn mã này được lưu thành tập tin dưới dạng .html hoặc .htm cố định định nên không thể chỉnh sửa được. Vì vậy khi sử dụng web tĩnh bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn thay đổi giao diện và giảm khả năng tương tác của website.

♦ Website động là gì?

Web động là các website không có cố định về nội dung, tức là người quản trị website có thể thêm trang, chỉnh sửa được các nội dung. Web động thường được sử dụng ngôn ngữ lập trình như: Java, PHP, ASP, ASP.NET, Python,…

6.3. Dựa trên mục đích chính của website

Tùy vào mục đích hoạt động mà website sẽ được chia thành 3 loại:

  • Website xây dựng thương hiệu cá nhân: Mục đích chính của một trang web xây dựng thương hiệu cá nhân là giúp cá nhân tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy trên mạng. Khi xây dựng website cá nhân giúp hình ảnh của bạn trở nên thu hút hơn thể hiện cá tính của bạn.
  • Website giới thiệu công ty: Đây là website giúp giới thiệu về doanh của bạn đến với tất cả nhóm đối tượng người dùng. Nội dung trên website sẽ thể hiện những thông tin đến lịch sử hình thành của công ty, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thông tin liên hệ mua hàng,…
  • Website dùng để bán hàng: Chuyên giới thiệu các thông tin dịch vụ, sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh.

6.4. Dựa trên lĩnh vực cụ thể

  • Blog cá nhân: Cung cấp kiến thức, thông tin về hoạt động của một cá nhân trong một nhóm ngành nghề nào đó. Thông thường Blog cá nhân sẽ phục cho các mảng chia sẻ về làm đẹp, thời trang, ẩm thực,…
  • Website mảng giải trí: Cung cấp các video giải trí, xem phim, nghe bài hát hay hay có thể dùng để chơi game.
  • Website thông tin – tin tức: Cung cấp cho các độc giả trên Thế Giới những tin tức mới nhất, cập nhật những xu thế mới,…
  • Website các thành viên: Cung cấp các dịch vụ cho các thành viên như nền tảng Netflix – chỉ cho phép bạn sử dụng tài nguyên khi đăng ký dịch vụ, truy cập vào vào website và sử dụng dịch vụ mà nó cung cấp.
  • Nền tảng mạng xã hội: Bạn có thể điển hình như các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram,…
  • Website về giáo dục: Đây là các website trường học, tổ chức độc lập về các lĩnh vực giáo dục, khóa học, học viện đào tạo,…
  • Website cơ quan chính phủ: Trang web cung cấp các thông tin, các chương trình có liên quan đến những lĩnh vực kinh tế, giáo dục quốc gia, thông tin liên quan đến chính phủ, y tế,…
  • Website các công cụ tìm kiếm: Người dùng sử dụng website công cụ để tìm kiếm các kiến thức, xem tin tức hàng ngày, trả lời những thắc mắc, điển hình như Google, Cốc Cốc,..

VII. Vì sao nên xây dựng website cho doanh nghiệp

Hiểu được thói quen tìm hiểu về các sản phẩm trên nền tảng website là gì trước khi ra quyết định mua hàng, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú trọng đến nền tảng website doanh nghiệp.

Bạn có thể hiểu rằng, một website hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, cung cấp kiến thức cho người dùng sẽ tăng sự tin tưởng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi số rất cao.

HOVER cập nhật những lợi ích hàng đầu của website mà chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn nên sở hữu:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp: Nhờ có website mà khách hàng sẽ biết đến thông tin về doanh nghiệp của bạn, biết được bạn đang phân phối và phát triển các sản phẩm, dịch vụ gì? Biết đến nhiều hơn các nền tảng số của doanh nghiệp vì website sẻ liên kết với các nền tảng khác như Fanpage Facebook, Instagram, các sàn thương mại điện tử. Mỗi website sẽ được thiết kế giao diện ấn tượng, thu hút giúp khách hàng sẽ biết, ghi nhớ và nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Tăng mức độ uy tín trong lòng khách hàng: Các thông tin được đăng tải trên website sẽ bao gồm thông tin thành lập doanh nghiệp, văn phòng đại diện, thông tin liên hệ, sản phẩm đang được phân phối, các đối tác của doanh nghiệp cùng các kiến thức về sản phẩm sẽ tăng mức độ uy tín, khách hàng tin tưởng trải nghiệm các sản phẩm của bạn.
  • Mở rộng tệp khách hàng – mở rộng thị trường phát triển: Website của doanh nghiệp sẽ được truy cập từ khách hàng khắp nơi trên Thế Giới thông quan mạng Internet vì vậy doanh nghiệp có thể tiếp cận được đa dạng khách hàng từ khắp mọi nơi, mở rộng xuyên biên giới là điều mà bạn có thể làm được trong tầm tay.
  • Tối ưu chi phí: Thông thường để tiếp cận được khách hàng doanh nghiệp cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí để phát triển bằng cách chạy quảng cáo Facebook, Tiktok, Youtube,…thì bạn có thể tiết kiệm bằng cách xây dựng nền tảng website vững chắc, tiếp cận khách hàng trên nền tảng Google thông qua những lần keyword khách hàng tìm kiếm. Và một điều chắc chắn rằng khi bạn phát triển và trưng bày các sản phẩm online thì sẽ tối ưu chi phí hơn rất nhiều so với việc phải thuê mặt bằng.
  • Tăng trải nghiệm mua hàng của khách hàng: Thói quen tiêu dùng khách hàng ngày càng thay đổi, bạn không thể phủ nhận rằng việc tần suất mua sắm online ngày càng tăng. Và việc doanh nghiệp của bạn phải xây dựng nền tảng website để trưng bày sản phẩm, xây dựng hệ thống mua bán trực tuyến sẽ tương thích với thói quen của khách hàng.

Theo thống kê năm 2023, số lượng người Việt sử dụng nền tảng trực tuyến để mua hàng tăng đến 13,5% so với năm năm trước, mức tổng chi tiêu mua sắm trực tuyến được thống kê đạt đến 12,42 tỷ USD. Một con số ấn tượng hơn là có đến 73% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trên các nền tảng Thương mại điện tử và 59% cho biết rằng họ đã từng rất nhiều lần mua sắm trên các website trong nước và quốc tế.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc xây dựng một trang web chuyên nghiệp là một cách để doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh. Website được thiết kế ấn tượng, sản phẩm được cập nhật thông tin đầy đủ chính là cách giúp bạn thu hút khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh.

VIII. Làm sao để xây dựng được một website chất lượng, uy tín

Để xây dựng một website là gì uy tín, chất lượng, thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cần phải tập trung vào cung cấp nội dung trên website, thiết kế giao diện thật ấn tượng, phù hợp với sản phẩm đang phân phối, tối ưu trang website trên các công cụ tìm kiếm cũng như đảm bảo được mức độ an toàn, bảo mật cho website.

Để làm được những điều trên bạn cần đảm bảo các yếu tố cần thiết như sau:

IX. Tổng kết

Công Ty TNHH Dịch Vụ Công Nghệ Hover tổng hợp những kiến thức để giải đáp đến với khách hàng liên quan đến câu hỏi Website là gì? Bạn có thể xem thêm các bài viết liên quan đến website tại đây. Nếu bạn đang có mong muốn được sở hữu website đẹp dành riêng cho doanh nghiệp của bạn để quảng bá hình ảnh thương hiệu, thực hiện các tiến trình mua bán hãy liên hệ ngay hotline 0902.812.410 hoặc fanpage www.facebook.com/hoverwebsite để được đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn chi tiết nhất nhé!

☞ Có thể bạn quan tâm